Bộ Công cụ quản lý và giám sát du lịch cộng đồng

22/07/2022
Bộ Công cụ quản lý và giám sát du lịch cộng đồng do Mạng lưới Du lịch bền vững vì người nghèo, Đại học Tổng hợp Hawaii, Trường Đào tạo quản lý Du lịch (TIM), Hoa Kỳ xuất bản là một bộ công cụ hữu ích để áp dụng quản lý và giám sát du lịch cộng đồng tại Việt Nam

Sau đây là 8 bước trong chu trình giám sát của Bộ Công cụ:

Bước 1: Lập kế hoạch

Bao gồm ý tưởng giám sát với cộng đồng, xây dựng mục tiêu giám sát, và giải quyết các vấn đề thực tế chung như ai sẽ tham gia, đâu là ranh giới khu vực giám sát, cần có những nguồn lực gì và khung thời gian dành cho giám sát là thế nào.

Bước 2: Xác định phạm vi những vấn đề chính

Đây là bước quan trọng nhất trong một chương trình giám sát. Xác định phạm vi là một quá trình phát hiện một số các vấn đề ưu tiên (tốt nhất là dưới 20 hạng mục) để tập trung trong số rất nhiều lĩnh vực tiềm năng đã được xác định. Các vấn đề chính là những vấn đề mà cộng đồng quan tâm nhất liên quan đến sự phát triển bền vững về xã hội, văn hóa, môi trường và kinh tế.

Các vấn đề chính được xây dựng một cách tốt nhất thông qua sử dụng một số chiến lược: nghiên cứu, họp cộng đồng và ý kiến đóng góp của nhóm công tác giám sát.

Bước 3: Xây dựng chỉ tiêu

Sau khi đã xác định và sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các vấn đề liên quan đến phát triển bền vững và kinh doanh trong cộng đồng và chuyển các vấn đề đó thành những mục tiêu sơ bộ, cần xây dựng những chỉ tiêu để theo dõi việc thực hiện các mục tiêu này.

Quy trình xây dựng chỉ tiêu

Bước 4: Thu thập dữ liệu

Các vấn đề chính cần lưu ý trong bước thu thập dữ liệu bao gồm:

- Xác định dữ liệu cần thiết cho mỗi chỉ tiêu

- Xác định địa chỉ thu thập dữ liệu

- Thu xếp người thu thập dữ liệu

- Thiết kế các phương án thu thập dữ liệu

- Xây dựng phương thức quản lý dữ liệu

Bước 5: Đánh giá  kết quả

Quá trình này bao gồm đánh giá kết quả mỗi chỉ tiêu ở các mức độ xuất sắc, tốt hay kém. Có hai công cụ chính có thể sử dụng để hỗ trợ giám sát phân tích kết quả giám sát: tạo mốc chuẩn và ngưỡng chuẩn.

Bước 6: Lập kế hoạch đối phó

Lập kế hoạch đối phó nhằm mục đích điều chỉnh kế hoạch khi có sự thay đổi của môi trường thực tế, bao gồm:

Kế hoạch thực hiện

Bước 7: Thông tin về kết quả

Thông tin liên lạc thường bị bỏ qua trong các chương trình giám sát. Các kết quả chỉ tiêu cần được thông báo cho các bên liên quan một cách dễ hiểu và công khai minh bạch. Quá trình này cho phép cộng đồng học hỏi kinh nghiệm đã qua và do đó cải thiện du lịch cộng đồng. Ngoài ra nó còn giúp đảm bảo du lịch mang lại lợi ích cho người nghèo, và giúp cộng đồng cảm nhận được “tầm quan trọng” của mình. Do đó, chương trình giám sát cần có kế hoạch rõ ràng về cách thức thông báo kết quả cho các bên liên quan.

Thay vì các bảng biểu với các tỷ lệ, có thể dùng các màu hay biểu tượng để hiện thị các chỉ tiêu xuất sắc, tốt hoặc kém.

Mẫu trình bày sử dụng sẽ phụ thuộc vào người sử dụng, trình độ đọc viết và mức độ quan tâm của họ đối với dự án.

Hình thức phù hợp cho thông tin kết quả như: họp cộng đồng, văn bản. Có thể làm một văn bản hoặc bản tin gồm 2 hoặc 3 trang cho các nhà tài trợ, chính quyền địa phương và các nhà hỗ trợ hàng năm hoặc mỗi năm hai lần. Gửi bải tin bằng giấy hoặc thư điện tử sẽ giúp họ nắm bắt một số thông tin về tiến trình phát triển của dự án.

Bước 8: Kiểm tra và điều chỉnh

Khung giám sát du lịch cộng đồng có thể sẽ chưa hoàn hảo ngay lần đầu tiên. Tình thế thay đổi, có thêm số liệu mới, các chỉ tiêu phù hợp lúc đầu nhưng sau này có thể không phù hợp đối với tình hình của địa phương. Sau mỗi năm giám sát, cần tổ chức công tác kiểm tra. Dựa trên các kết quả rà soát, cần đưa ra thay đổi và cải thiện đối với khung giám sát. Nội dung bao gồm: Rà soát mục tiêu và các vấn đề chính, rà soát chỉ tiêu và thu thập dữ liệu và rà soát các biện pháp đối phó quản lý.

Ngọc Mai

Bài viết liên quan

Lịch trình của bạn