Đền Trần (Di tích lịch sử Khu lăng mộ và đền thờ các vị Vua triều Trần)
Đền Trần (Di tích lịch sử Khu lăng mộ và đền thờ các vị Vua triều Trần)
Đền Trần (Di tích lịch sử Khu lăng mộ và đền thờ các vị Vua triều Trần)
Đền Trần (Di tích lịch sử Khu lăng mộ và đền thờ các vị Vua triều Trần)
Đền Trần (Di tích lịch sử Khu lăng mộ và đền thờ các vị Vua triều Trần)
Đền Trần (Di tích lịch sử Khu lăng mộ và đền thờ các vị Vua triều Trần)
Đền Trần (Di tích lịch sử Khu lăng mộ và đền thờ các vị Vua triều Trần)
Đền Trần (Di tích lịch sử Khu lăng mộ và đền thờ các vị Vua triều Trần)

Giới thiệu

Giá: Miễn phí

Số điện thoại: 0915517688

Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH

Email: ttxuctien@gmail.com

Địa chỉ: Làng Tam Đường, Tiến Đức Xã Tiến Đức, Huyện Hưng Hà, Tỉnh Thái Bình

Đền Trần và Thái Đường Lăng tại thôn Tam Đường Tiến Đức (Hưng Hà - Thái Bình) đất phát tích và hưng nghiệp của vương triều Trần. Nhà Trần đã chọn Tam đường, nay thuộc xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình làm Tôn miếu để đặt lăng tẩm các vị vua đầu triều. Khu di tích lịch sử đền thờ các vi Vua Trần được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt; lễ hội đền Trần được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Trên diện tích 5175m2, đền thờ các vua Trần và Đức thánh Trần Hưng Đạo đã được xây dựng công phu, uy nghi bề thế toạ lạc trên nền phế tích nằm giữa trung tâm xã Tiến Đức với các hạng mục đã hoàn thành là toà hậu cung, toà bái đường, tả vu, hữu vu, nghi môn, đài hoá vàng, ba ngôi mộ các vua Trần và một số công trình kiến trúc liên quan. Đây là một tổng thể kiến trúc rộng lớn, là nơi thờ tự các vua Trần. Các công trình kiến trúc ... Xem thêm

Nhận xét và đánh giá

Tất cả
(Từ tổng số nhận xét)

Bản đồ

Giới thiệu

×

Đền Trần và Thái Đường Lăng tại thôn Tam Đường Tiến Đức (Hưng Hà - Thái Bình) đất phát tích và hưng nghiệp của vương triều Trần. Nhà Trần đã chọn Tam đường, nay thuộc xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình làm Tôn miếu để đặt lăng tẩm các vị vua đầu triều. Khu di tích lịch sử đền thờ các vi Vua Trần được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt; lễ hội đền Trần được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Trên diện tích 5175m2, đền thờ các vua Trần và Đức thánh Trần Hưng Đạo đã được xây dựng công phu, uy nghi bề thế toạ lạc trên nền phế tích nằm giữa trung tâm xã Tiến Đức với các hạng mục đã hoàn thành là toà hậu cung, toà bái đường, tả vu, hữu vu, nghi môn, đài hoá vàng, ba ngôi mộ các vua Trần và một số công trình kiến trúc liên quan.

Đây là một tổng thể kiến trúc rộng lớn, là nơi thờ tự các vua Trần. Các công trình kiến trúc được bố trí theo trục chính, chia thành các không gian như: không gian hành lễ, không gian nội tự đền, không gian vườn cây xanh, là một công trình kiến trúc kế thừa và phát huy truyền thống kiến trúc dân tộc - kiến trúc đình làng. Riêng Toà hậu cung đền Trần là một phần trong tổng thể kiến trúc có kết cấu chữ đinh, gồm hai toà tám gian, trên diện tích 359m2, được khởi dựng bởi sự tài hoa của những người thợ; sự góp mặt của đá trong hợp thể kiến trúc tôn vinh vẻ uy linh của hậu cung với hệ thống rồng đá được chạm trổ tinh vi, sống động.

Lễ hội đền Trần Thái Bình khai hội vào ngày 13 tháng giêng hàng năm, với nhiều hoạt động văn hóa truyền thống mang đậm dấu ấn thời Trần. Lễ hội Đền Trần Thái Bình được tổ chức rất trọng thể, từ ngày 13 đến 18 tháng Giêng (Âm lịch) hàng năm. Sau phần lễ là phần hội với các trò vui như: Rước kiệu, thi cỗ cá, đấu võ, thi thả diều, thi phao đất, thi vật cầu…Thi cỗ cá (thi cá Trắm luộc) là nét độc đáo đã có từ xưa trong lễ hội làng Tam Đường, ở hành cung nhà Trần (nay là Khu di tích đền Trần). Theo các cụ già làng, thì tập tục này được tổ chức là để mọi nười nhớ tới thuở hàn vi tổ tiên nhà Trần sống bằng nghề đánh cá và thường ghép mình với cái tên cá: Trần Kình là cá Kình, Trần Hấp là cá Trắm, Trần Lý là cá Chép; Trần Thừa là cá Nheo, Trần Thị Dung là cá Ngừ… Tam Đường xưa có ba thôn, trước ngày thi cá Trắm, các giáp ở mỗi thôn đều tổ chức thi cá và chọn ra một giáp đứng đầu thôn. Ba giáp đại diện cho ba thôn thi cá, giáp nào chiếm giải nhất thì mới được đưa vào cúng ở đền thờ các vua. Cá Trắm được luộc rồi đặt trên chiếc mâm đồng, hình chữ nhật có trải vải điều. Giáp nào được giải Nhất thì nhân dân thôn đó vui mừng tổ chức đón giải và hy vọng năm mới làm ăn phát đạt, mọi người khỏe mạnh….

Lịch trình của bạn

Lưu trú