Đình Tàu xã Đông Sơn, huyện Đông Hưng
Đình Tàu xã Đông Sơn, huyện Đông Hưng
Đình Tàu xã Đông Sơn, huyện Đông Hưng
Đình Tàu xã Đông Sơn, huyện Đông Hưng

Giới thiệu

Giá: Miễn phí

Số điện thoại: 0904099428

Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút

Mở cửa: 8:00 SA - Đóng cửa: 5:00 CH

Email: pvh_dhg@gmail.com

Địa chỉ: Đông Sơn, Đông Hưng, Thái Bình Thị trấn Đông Hưng, Huyện Đông Hưng, Tỉnh Thái Bình

Đình Tàu, xã Đông Sơn, huyện Đông Hưng  Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Tàu Trải qua mấy trăm năm tồn tại vẫn giữ được những vẻ đẹp gần như nguyên vẹn của kiến trúc đình làng Bắc Bộ gồm: Cổng đình, Giếng đình, Nghi môn, sân đình, tả vu, hữu vu và đình chính. Đình Tàu là di tích kiến trúc nghệ thuật có quy mô rộng lớn, hoành tráng. Đình khởi dựng thời Lê và tu sửa vào thời Nguyễn với lối kiến trúc chữ công, kiến trúc hiện tồn đan xen phong cách nghệ thuật thời Lê và thời Nguyễn. Trải qua bao cuộc đổi dời, thăng trầm của lịch sử, thời gian và thời tiết khắc nghiệt di tích đã nhiều lần được tu bổ, tôn tạo nhưng yếu tố gốc của di tích vẫn được bảo tồn tối đa, không gian thiêng vẫn được giữ gìn từ đời này sang đời khác. Đình chính vẫn giữ được bộ khung gỗ mang kiến trúc thời lê. Hệ thống cột to khỏe, vững chãi, mái đình to, bè lợp bằng ngói mũi hài, hai tòa giải vũ là một công trình cổ đặc sắc mà cha ông ta để ... Xem thêm

Nhận xét và đánh giá

Tất cả
(Từ tổng số nhận xét)

Bản đồ

Giới thiệu

×

Đình Tàu, xã Đông Sơn, huyện Đông Hưng

 Di tích kiến trúc nghệ thuật

 

Đình Tàu Trải qua mấy trăm năm tồn tại vẫn giữ được những vẻ đẹp gần như nguyên vẹn của kiến trúc đình làng Bắc Bộ gồm: Cổng đình, Giếng đình, Nghi môn, sân đình, tả vu, hữu vu và đình chính. Đình Tàu là di tích kiến trúc nghệ thuật có quy mô rộng lớn, hoành tráng. Đình khởi dựng thời Lê và tu sửa vào thời Nguyễn với lối kiến trúc chữ công, kiến trúc hiện tồn đan xen phong cách nghệ thuật thời Lê và thời Nguyễn. Trải qua bao cuộc đổi dời, thăng trầm của lịch sử, thời gian và thời tiết khắc nghiệt di tích đã nhiều lần được tu bổ, tôn tạo nhưng yếu tố gốc của di tích vẫn được bảo tồn tối đa, không gian thiêng vẫn được giữ gìn từ đời này sang đời khác.

Đình chính vẫn giữ được bộ khung gỗ mang kiến trúc thời lê. Hệ thống cột to khỏe, vững chãi, mái đình to, bè lợp bằng ngói mũi hài, hai tòa giải vũ là một công trình cổ đặc sắc mà cha ông ta để lại. Hệ thống cột bằng đá và hệ mài tại hai gian giữa được làm theo kiểu hai tầng mái với các đao cong vút đã làm nên nét độc đáo mà hiếm có ngôi đình nào trong vùng có được. Đình không chỉ là một công trình kiến trúc cổ mà đình Tàu hiện còn lưu giữ được 12 sắc phong các đời vua phong cho các thành hoàng làng. Đây không chỉ là di vật cổ của ngôi đình mà đó còn là bằng chứng lịch sử vô cùng quý giá, qua nội dung sắc phong chúng ta biết được về vị thần thờ trong làng, biết được nghề thủ công cổ truyền làm giấy gió của cha ông ta.

Đình Tàu cũng như các ngôi đình khác là một biểu tượng văn hóa, tín ngưỡng chứa đựng nhiều giá trị lịch sử, nơi thờ tự hai vị thành hoàng là Đương Đình và Sinh Đài. Đình không chỉ là một địa chỉ mang dấu ấn tâm linh mà còn mang đậm dấu ấn lịch sử, gắn liền và chứng kiến nhiều sự kiện cách mạng, kháng chiến của vùng đất làng phù lưu xưa, hòa bình lặp lại đình Tàu là nơi sinh hoạt tín ngưỡng, tâm linh của cộng đồng dân cư làng xã. Đó là những trang sử hào hùng của cha ông ta gửi tới các thế hệ tiền nhân để giáo dục lòng yêu nước và tinh thần quả cảm tới con cháu mai sau:

Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Tàu xã Đông Sơn là một trong số 17 di tích quốc gia trên cả nước vừa được xếp hạng. Việc xếp hạng di tích cấp quốc gia khẳng định giá trị kiến trúc, lịch sử của ngôi Đình, đồng thời tôn thêm niềm tự hào cũng như ý thức, trách nhiệm của cấp ủy-chính quyền và người dân trong việc bảo tồn, tôn tạo di tích. Như vậy đến nay toàn huyện có 18 di tích được xếp hạng cấp quốc gia về kiến trúc nghệ thuật, sự kiện lịch sử, lưu niệm nhân vật lịch sử..

 Đến với di tích du khách có thể khám phá, tìm hiểu, nghiên cứu quy mô, kiến trúc của ngôi đình tiêu biểu cho đình làng Bắc Bộ với các mảng chạm thời Nguyễn, thời lê với các đề tài tứ linh, xen lẫn là những hoa văn dây lá, vân mây, lưỡng long chầu nguyệt và hệ thống cột bằng đá tại hai tòa giải vũ. Đến với đình tàu du khách còn có thể kết hơp với di tích Chùa Đọ- là trung tâm của Phật giáo dưới thời Lê và còn bảo tồn được nhiều hiện vật cổ có giá trị, từ đường Phạm Huy Quang- Ông từng làm quan nhà Nguyễn tới chức Giám sát ngự sử đạo Đông Bắc (chức quan thuộc Đô sát viện nhà Nguyễn), là nghĩa quân chống Pháp, từng cùng Nguyễn Thiện Thuật, Tạ Hiện chỉ huy đánh Pháp trong trận Bắc Lệ. Ông là một trong những lãnh tụ kiệt xuất của phong trào Cần Vương nửa cuối thế kỷ 19. Đã được bộ VH cấp bằng di tích quốc gia trong những năm trước.

Lịch trình của bạn

Lưu trú