Đình Cả thôn Bình Trật nay thuộc xã An Bình, huyện Kiến Xương. Đình còn có tên là Đình Cả. Theo tên gọi dân gian, làng Bình Trật hay Bằng Trạch có tên nôm là làng Bông. Tục truyền đây là đất Kỳ Bố Hải Khẩu thế kỷ X, sau này dân khai hoang lập ấp mở làng.
Căn cứ tài liệu điều tra tọa đàm tại dịa phương, tài liệu kiểm kê di tích năm 1976 của Bảo tàng Thái Bình về các tài liệu đã ấn hành, Đình Cả xã An Bình thờ ba vị tướng của Hai Bà Trưng chống giặc Đông Hán đầu công nguyên là: Bách thục quân Phu Trinh Thục công chúa, Tổng Thanh Đại vương. Kiều Thanh Đại vương.
Theo tài liệu tọa đàm và sách khởi nghĩa Phan Bá Vành, Đình Cả là cơ sở hoạt động của nghĩa quân trong thời gian dài, khi kẻ con sông giáp với Bình Nguyên nối với sông Trà Lý, thuận tiện cho việc nghĩa quân rút sang Giao Thúy.
Đình Cả là cơ sở hoạt động của đồng chí Bùi Đăng Chi - Tỉnh ủy viên tỉnh Thái Bình về chi đạo phong trào cách mạng ở Kiến Xương năm 1941 -1944. Đây cũng là cơ sở lớp tập huấn tổng phản công của tinh do Trung ương tổ chức.
Hình ảnh: Phân khu III
Đình Cả được dựng từ thời Hậu lê, khoảng thế kỷ cuối thế kỷ XVIII. Đến năm 1907, được tu sửa. Đến năm 1920 làm tiếp tòa ngoài. Bộ mặt kiến trúc Đình Cả hiện nay có niên đại từ năm 1907 và năm 1922.
Đình Cả xã An Bình có kết cấu tổng thể tiền nhất hậu đinh,phong cách kiến trúc về nghệ thuật điêu khắc gỗ rất độc đáo. Quy mô kiến trúc hoành tráng, rộng lón.
Tòa Đại Bái gồm 05 gian, quay cửa hướng Đông Nam. Hồi văn 5 đấu, đại bờ soi chỉ kép, mái lợp ngói mũi. Kêt cấu vì: 4 vì giữa kiểu chồng rường chắp mê, hai vì thuận làm kiểu thưọng rường hạ kẻ và trụ kẻ xẻ đầu rồng đội cốn - 12 đầu tư thượng và 6 vì kèo chạm trổ rất công phu tinh vi. Nét chạm khỏe mạnh, các đầu xẻ vuông, chạm nghê đội mê thưọng chạm mặt hổ phù - xà thượng chạm mây hóa lá cách điệu, nét chạm mềm mại, uyễn chuyển, dút khoát. Các xà nách tiền hậu chạm tranh thủy mạc, cá hóa long, mã phi nước kiệu và các họa tiết: rùa, cua bò, sen nở. Cốn mê xà nách chạm rồng leo phượng múa. Đầu dư hạ chạm sư tử vờn mây hoặc cầm thẻ bài. Các bẩy hiên tiền chạm tứ quý, nét chạm mềm mại, duyên dáng, kết hợp chạm lỗng, bong kênh. Hai vì thuận và kẻ chạm lá lật, các mảng cốn hậu chạm tranh thủy mạc cá tôm đuổi nhau, vờn nhau, long mã, qui đội lá sen. Đặc biệt có mảng chạm ở xà nách hậu cảnh người ngồi câu cá, bên cạnh là cái giỏ và bầu rượu, chén. Bên cạnh họa tiết này chạm cảnh chùa tai mái, tường dậu rõ ràng, sư cụ ngồi thiền, hai bên có đệ tử chầu, dưới là họa tiết long mã, rùa phun nước. Mảng chạm này cần được nhìn nhận và đánh giá dưới góc độ nghệ thuật điêu khắc gỗ. Các họa tiết chim non nằm trong ổ, voi có bành, hươu sao vờn nhau, chim bay chim đậu rất sinh động. Đây là những mảng chạm quý hiếm ở tỉnh Thái Bình.
Hình ảnh: Họa tiết trang trí
Phân khu I: gồm 5 gian (2 gian lồi), cột trụ đi hiên. Hai gian lồi làm hai tầng chồng diêm, mái tứ diện, cửa tò vò ba mặt, trụ đấu, chéo đao tàu góc, mái cong đao guột, tường dậu hiên tầng 2 đi văn triện trổ thủng. Hiên 3 gian giữa trổ thủng hoa sen, văn triện trổ thủng leo đấu, đắp nổi nghê chầu, bầu rượu túi thơ, đắp nổi đại tự nhấn chữ Hán “Phong thiên cực lạc” mái ba gian giữa làm kiểu tứ diện, tạo thành kiến trúc chồng diêm. Tường đắp long quần, long ổ. Mái chéo đao tàu góc, cong đao guột, rồng ngậm đại bờ, nghê thgần chầu bờ cong. Phô vẻ uy linh, vời vợi, bề thế, hoành tráng.
Phân khu II: gồm 3 gian, cuộn vòm, lợp ngói mũi, vì kèo làm kiểu cuộn
Hình ảnh : Phân khu II
Phân khu III: gồm 2 gian, cuốn vòm, lợp ngói mũi, toàn bộ ba phân khu trong tổng thể tòa kiến trúc thứ hai, cách tòa đại bái một sân rộng, giữa sân có một giếng đường kính 3m đắp non bộ.
Nhìn chung kiến trúc đình Bình Trật, tức Đình Cả xã An Bình có quy mô rộng lớn và hoành tráng. Sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc gỗ, nghệ thuật điêu khắc gỗ với kiến trúc xây đắp nổi ghép gốm mang phong cách kiến trúc cố đô Huê (thời Nguyễn). Nét đôc đáo của nghệ thuật điêu khắc gỗ biểu hiện rõ nét chạm các mảng chạm với các họa tiết đời thường, rất sinh động, vừa thực vừa hư, bằng những nét chạm chau chuốt, mềm mại, tả thực và cách điệu. Phải chǎng cái chất dân gian đã được đưa vào nghệ thuật điêu khắc.
Với phạm vi, quy mô hoành tráng của tổng thể kiến trúc, vói những mâng chạm nghệ thuật quý hiểm ở Thái Bình quần thể di tích Đình Cả xã An Bình xúng đáng là một công trình kiến trúc dep, có phong cách riêng biêt, dáng luu tâm là tòa dại bái.
Đình Cå xã An Bình là một công trình kiến trúc thời Nguyễn còn bảo lưu khá nguyên vẹn và có giá trị nghệ thuật điêu khắc gỗ. Quy mô, phạm vi phân bố của di tích rất hoành tráng, rộng lớn. Đây là một trong những di tích quý hiếm ở Thái Bình.
Thế Công ( Tổng hợp và sưu tầm)