Căn cứ vào các dữ liệu ghi trên bia đá tại đền Mẫu Bến Nghệ, gia phả của dòng họ cụ Nguyễn Văn Hạp (có nhiều đời làm thủ nhang ở đền Mẫu Bến Nghệ) một số nội dung đã ghi trong cuốn lịch sử Đảng bộ và nhân dân xã Quyết Tiến ( Nay là xã Lê Lợi , huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) giai đoạn: 1930 – 2010 đã in và phát hành tháng 2 năm 2015 cùng với các nhân chứng lịch sử, các bậc cao niên ở địa phương đã viết và kể lại cho thấy:
Từ đầu thế kỷ thứ XVIII một số cư dân ở làng Mai Chử thuộc tỉnh Hà Đông xưa xuôi dòng sông Hồng, sông Trà làm nghề buôn bán đánh bắt cá về làm ăn sinh sống ở khu bến Nghệ. Nơi đây có nhiều gò đất cao và những bãi bồi phù sa màu mới, do hợp lưu của ba con sông nhỏ: sông Ngái, sông Câu, sông Lụ bồi đắp, làm cho cây cối phát triển quanh năm xanh tốt. Vì vậy nhiều cư dân đánh bắt cá trên biển cũng thường di chuyển qua cửa Ba Lạt vào đây tránh trú bão lũ và nghỉ ngơi sau những ngày làm ăn vất vả và hết thời vụ đánh bắt cá ngoài biển.
Trải qua năm tháng cư dân ở khắp nơi về đây tập trung làm ăn buôn bán ngày càng đông vui nhộn nhịp. Vì vậy cũng ngày thời điểm đó nhận thấy đây là một vùng đất tốt có thể giúp con người an cư và phát triển nên các bậc tiền bối trong làng đã mong muốn có một ngôi đến để sớm hôm đi về thắp nén tâm nhang thờ phụng một vị Thấn linh thiêng nhất, gần gũi nhất với nhân dân để cầu mong được phù hộ về mặt tâm linh cho nhân dân trong vùng, phù hộ cho những chuyến buôn bán ngược xuôi trên sông, trên biển được thuận buồm xuôi gió cho những chuyến ra khơi thả lưới, kéo chài được may mắn, cho những vụ mùa được tốt tươi.
Xuất phát từ những tâm nguyện tha thiết đó của người dân khu bên Nghệ. Ngay sau khi định hình lên bến Nghệ, các tiền bối trong làng đã dựng lên một ngôi miếu nhỏ bằng tranh tre đắp đất thờ Bà chúa Liễu Hạnh lấy chân nhang ở đền Phủ Dày – huyện Vũ Bản – tỉnh Nam Định về thờ phụng. Sở dĩ các cụ trong làng rước chân nhang của Bà chúa Liễu Hạnh về thời phụng vì bà là người đức độ, thương người lao động, thương người nghèo và là một trong bốn vị thành bất tử của người Việt Nam.
Hình Ảnh: Đền Mẫu Bến Nghệ
Theo truyền thuyết, bà vốn là con gái thứ hai của Ngọc Hoàng Thượng Đế. Bà đã ba lần giáng trần và được các triều đại phong kiến từ thời Hậu Lê đến thời Nguyễn cấp nhiều sắc phong và bà được tôn là Mẫu Nghi Thiên Hạ (mẹ của muôn dân) và cuối cùng bà đã quy y cửa Phật. Bà được gọi với nhiều tên khác nhau: Bà Chúa Liễu Hạnh, Mẫu Liễu Hạnh. Được sự che chở của Mẫu Liễu, người dân của vùng đất Bến Nghệ luôn được bình an, hạnh phúc, ấm no.
Sau đó dân làng Bến Nghệ nói riêng và dân trong vùng nói chung đều một lòng thờ cũng Thánh Mẫu trong ngôi miếu nhỏ mà dân nhân đồng tâm dựng lên. Các cụ kể rằng: Bất cứ ai đi qua đó dù đi ngựa, ngồi xe, hay đi bộ thì khi qua cửa Mẫu đều phải xuống ngựa, xuống xe, bỏ mũ thể hiện sự kính lễ đối với Mẫu Liễu Hạnh. Người dân trong vùng truyền tai nhau rằng nêu có chuyện gì không may cứ đến cầu xin Mẫu che chở, bảo vệ thì Mẫu sẽ giúp đỡ và hóa giải.
Cuối thế kỷ XVIII, dân làng đã xây dựng lại ngôi miếu và lợp ngói cổ. Đến thế kỷ XIX do đền Mẫu linh thiêng, dân làng đã tập trung quyên góp từ Chánh tổng Lý trưởng, người giàu và nhân dân trong vùng để xây lại ngôi đền Mẫu khang trang hơn và từ đây tên đền Mẫu bến Nghệ được ghi trong nhiều cung văn, giấy sớ và bia đá. Ngôi đền có 5 gian bái đường, 3 gian hậu cung được xây kiên cố với hai hàng cột gỗ lim có đường kính rộng một người ôm không hết. Có thể nói thời kỳ này, đền Mẫu là ngôi đền được xây đẹp nhất trong vùng. Đền cao ráo, thoáng mát được người dân trong vùng thường xuyên đến thắp hương, thậm chí nghỉ lại giữa những ngày hè nóng nực. Bên cạnh đền là một dãy nhà gỗ được xây dựng theo hình chữ U (nơi chauanr bị đồ lễ cho ngày giỗ Mẫu), trước đền là ao với diện tích 360m2 giúp đường làng nơi có con sông Nghệ chảy qua. Đằng sau dãy nhà chữ U và đến Mẫu là khu vườn rộng với nhiều loại cây ăn quả quanh năm xanh tốt. Suốt trong quá trình hình thành và phát triển, ngôi đến luôn được người dân bảo vệ và nhang khói ấm cúng.
Hình Ảnh: Đền Mẫu Bến Nghệ
Ban trị sự gồm có đại diện của 7 xã trong khu vực: Lê Lợi, Quyết Tiến, Đình Phùng, Nam Cao, Bình Nguyên, Quốc Tuấn và Thanh tân cùng nhau thực hiện công tác quản lý và tổ chức lễ hội hàng năm. Ngày giỗ Mẫu 10/3 âm lịch hàng năm. Các hoạt động lễ chính như: tế nam quan nữ quan, đội lễ trình, hát chầu văn, hầu đồng. Trong những ngày lễ, nhân dân trong vùng tụ hội rất đông, đặc biệt là những lái buôn của làng chài Đồng Cái. Thời gian đó, con sông trước của đền Mẫu tấp nập thuyền bè qua lại từ mọi nơi đổ về để lễ Mẫu. Ngoài phần lễ, phần hội thường được người dân hưởng ứng rất đông đảo với những trò chơi dân gian hấp dẫn như: đấu vật, võ, bơi thuyền, bắt vịt, đánh pháo đất… Cứ đến ngày giõ Mẫu, nhân dân trong vùng góp tiền sắm lễ xong thì cùng phát lộc và bàn việc lễ năm sau. Lễ vật dâng mẫu chủ yếu là các món chay: xôi, chè, oản, hoa quả, các loại bánh là từ gạo…
Hình Ảnh: Đền Mẫu Bến Nghệ
Thời kỳ chống Pháp, đền Mẫu là diễn ra các cuộc họp chi bộ Đảng xã Lê Lợi, tổ Đảng thôn Mai Chử và một số cán bộ cấp cao về dụ họp bàn việc chống giặc và chỉ huy hoạt động cách mạng ở địa phương. Phía dưới đền Mẫu có một hầm bí mật với hai lối đi: Một lối thông ra ao, một lối xuống ngay hậu cung của đền Mẫu, hầm chứa được khoảng chục người. Trong một trận đánh của thực dân Pháp, đền Mẫu đã bị san phẳng, hiện vật còn sót lại là ba pho tượng phật, tượng 2 cô. Người dân trong vùng cùng nhau lấy tạm bùn và gạch vỡ xây lại một ngôi đến nhỏ tiếp tục thờ cúng. Sau năm 1945, bà con góp công sức xây lại đền Mẫu bằng gạch. Từ đó đến nay, ngôi đền đã được trùng tu, tôn tại lại nhiều lần, tuy hẹp nhưng khuôn mẫu như ngôi đền trước khi bị Pháp phá hoại.
Ngày nay khi đường bộ phát triển, tàu bè qua lại bến sông trở nên thưa thớt và cảnh buôn bán sầm uất đã trở thành quá khứ. Vùng quê trở về với nghề nông nghiệp truyền thống nhưng việc chăm sóc và kính lễ Mẫu Liễu cũng không vì thế mà bị lơ là. Ngày giỗ Mẫu hàng năm, các thành viên trong ban trị sự sẽ họp bàn và thống nhất chương trình tổ chức lễ và hội. Để duy trì và phát huy truyền thống tốt đẹp về lễ hội đền Mẫu. Năm 2019, ban trị sự lễ hội đền Mẫu đã kiện toàn lại tổ chức. Thành lập Ban quản lý và tổ chức lễ hội đền Mẫu. Bước đầu, ban quản lý đền Mẫu tập trung vào xây dựng quy chế hoạt động, vận động viết tin bài ra mắt tập thơ với chuyên đề nói về lịch sử và những truyền thống tốt đẹp của đền Mẫu bến Nghệ, từng bước vận động, quyên góp tiền xây dụng lại ngôi đền Mâu cố trước khi bị giặc Pháp phá hoại, để đáp ứng các hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu và tâm tư, nguyện vọng của đông đảo nhân dân trong vùng.
Thế Công ( Tổng hợp và sưu tầm)