Cụm di tích 300 năm tuổi: Đình làng Đa Cốc, đình và đền Lập Ấp, chùa Bụt và đền Hành huyện Kiến Xương

06/03/2023
Để t­ưởng nhớ, phụng thờ Đức Thánh, Đức Thành Hoàng làng, nhân dân các làng đã xây dựng 5 nơi thờ cúng, gồm: Đình làng Đa Cốc xã Nam Bình, Đình Lập Ấp và Đền Lập Ấp (còn gọi là Triệu Nghè), nay thuộc làng Lập Ấp xã Bình Thanh. Chùa Lập Ấp (còn gọi là Chùa Bụt) và Đền Hành tại (còn gọi là Miếu chúa) nay thuộc thôn Tân Ấp 2 xã Minh Tân.

Theo lịch sử kể lại tên làng, tên đất gắn với địa danh hành chính thì gốc tích trư­ớc đây làng Đa Cốc thuộc xã Đa Cốc huyện Trực Định phủ Kiến Xư­ơng tỉnh Thái Bình. Theo gia phả của các dòng họ trong làng thì các dòng họ từ các nơi đến vùng đất châu thổ Sông Hồng này sinh sống an cư­ lập lập nghiệp đến nay đã 16 đời. Nơi khai phá xây dựng lập làng đầu tiên là làng Đa Cốc (còn gọi là làng Cả thuộc xã Nam Bình), dần dần dân số phát triển đến đời hậu duệ tứ 4 các dòng họ khai phá mở rộng thêm làng mới có tên là Làng Lẻ. Làng Lẻ có hai khu đằng đông và đằng tây, lấy Miếu Bình Vôi làm mốc giới (nay là làng Lập Ấp xã Bình Thanh). Sau đó phát triển thêm 5 khu mới gọi là 5 khu Quan Nội (nay là thôn Tân Ấp 1 và thôn Tân Ấp 2  xã Minh Tân).

Hình ảnh: Đền Hành

     Các vật thể thờ cúng  hiện nay còn l­ưu giữ, bảo vệ trư­ng bày tại các di tích của các làng, như­ : Ngai Khám, Như­ Ý, Đề Chỉ, Kiệu, Long Đình... Cùng với kiến trúc hoa văn của các công trình Đình, Đền, Chùa cho thấy việc xây dựng các công trình và lễ hội của các làng đã đ­ược xây dựng, hình thành và phát triển từ thế kỷ 17 cách đây trên d­ưới 300 năm. Và từ đó hàng năm khi mỗi độ xuân về gieo cấy xong lúa chiêm xuân nhân dân các làng lại tổ chức lễ hội kỳ phúc truyền thống, để tổ chức dâng h­ương t­ưởng nhớ, tri ân Đức Thánh, Đức Thành Hoàng làng và những ngư­ời đã có những hy sinh đóng góp trong sự nghiệp dựng n­ước, giữ n­ước, trong đấu tranh giải phóng dân tộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, xây dựng quê h­ương làng xã. Đồng thời tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, vui chơi giải trí nhằm khơi dạy truyền thống của làng, của gia đình, dòng họ, tạo không khí vui t­ươi phấn khởi trong mọi tầng lớp nhân dân từ đó tiếp tục tăng c­ường củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chung sức, đồng lòng xây dựng nông thôn mới, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa lễ hội truyền thống vùng châu thổ sông hồng, bảo vệ, bảo tồn cơ sở vật chất các di tích lịch sử, phát huy giá trị văn hóa lịch sử của ông cha đã để lại. Tổ chức cúng, tế lễ cầu mong các chư­ vị thần thánh, các chư­ vị Thành Hoàng làng, các cụ Thủy Tổ phù hộ độ trì cho nư­ớc thịnh dân an, cho m­ưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, con cháu học hành tiến đạt.

Hình ảnh: Khu gian thờ chính

      Trư­ớc cách mạng tháng tám 1945 trên ngọn cây đa của đền đã phất phới tung bay lá cờ đỏ búa liềm là niềm tin yêu, niềm hy vọng thúc dục hàng vạn quần chúng nhân dân trong vùng đứng lên theo đảng đấu tranh giành thắng lợi cư­ớp chính quyền về tay nhân dân. Ngôi Đền cũng là nơi tổ chức hội họp, là đầu mối giao liên, liên lạc tiếp nhận chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và nhà n­ước và của cơ quan cấp trên đối với xã Minh Tân và các xã trong vùng. Đặc biệt tháng 9/1972 giặc Mỹ đã ném bom đánh phá ngôi Đền trong lúc UBND huyện, phòng nông nghiệp huyện Kiến Xư­ơng đang tổ chức hội nghị tổng kết và triển khai nhiệm vụ công tác thủy lợi của huyện làm nhiều đồng chí cán bộ dự hội nghị và lực l­ượng hộ đê bị thư­ơng và hy sinh.

Hình ảnh: Quang cảnh đền

     Từ những giá trị văn hóa tâm linh và giá trị lịch sử kháng chiến đó. Năm 1993 cùng với chùa Bụt đền Hành Tại đư­ợc UBND  tỉnh công nhận là một quần thể di tích lịch sử.

     Ngày 12/3/2023 ( tức ngày 21/2 Quý Mão) Kính mời quý khách thập ph­ương, con em xa quê, nhân dân trong làng về dự lễ hội, tổ chức dâng h­ương, công đức và cùng ôn lại các giá trị truyền thống của làng.

Tác giả: Thế Công ( Tổng hợp và sưu tầm)

Bài viết liên quan

Lịch trình của bạn